Lịch sử Danh_sách_quốc_gia_tham_dự_Thế_vận_hội_Mùa_đông

Nguồn gốc và những đại hội đầu tiên

Môn thể thao mùa đông đầu tiên được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội hiện đại là trượt băng nghệ thuật, tại Thế vận hội Mùa hè 1908Luân Đôn. 21 vận động viên trượt băng đến từ 6 quốc gia (Anh, Argentina, Đức, Hoa Kỳ, NgaThụy Điển) tranh tài tại 4 nội dung từ ngày 28 đến 29 tháng 10.[1]Trượt băng không nằm trong danh sách các môn thể thao tại Thế vận hội Mùa hè 1912Stockholm, nhưng lại tiếp tục xuất hiện tại Thế vận hội Mùa hè 1920Antwerp. Khúc côn cầu trên băng cũng nằm trong chương trình thi đấu kỳ năm 1920, với 7 đội tham gia.[2]

Thế vận hội Mùa đông đầu tiên diễn ra vào năm 1924, ở Chamonix, Pháp. Đại hội ban đầu có tên Tuần lễ Thể thao mùa đông quốc tế, được tổ chức cùng với Thế vận hội Mùa hè 1924, sau đó Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đổi thành Thế vận hội Mùa đông lần thứ nhất.[3]16 quốc gia đã tham dự kỳ vận hội này: 14 đoàn từ châu Âu và 2 đoàn của Bắc Mỹ.[4]Bốn năm sau, 25 quốc gia góp mặt tại Thế vận hội Mùa đông 1928, ở St. Moritz, Thụy Sĩ, trong đó có Argentina (quốc gia đầu tiên đến từ Bán cầu nam), Nhật Bản (quốc gia đầu tiên đến từ châu Á) và Mexico.[5]Tại Thế vận hội Mùa đông 1932 tổ chức ở Lake Placid, Hoa Kỳ, khi đó thế giới đang trong cuộc Đại khủng hoảng, số lượng các nước tham gia giảm xuống còn 17.[6]Thế vận hội Mùa đông 1936Garmisch-Partenkirchen, Đức, đã quy tụ 28 quốc gia, con số lớn nhất tính tới thời điểm đó.[7]Phải 12 năm sau kỳ đại hội này, Thế vận hội mới lại được tổ chức, bởi Thế vận hội 1940Thế vận hội 1944 đều bị hủy do Đệ Nhị Thế chiến.[8]

Thời kỳ hậu chiến và Chiến tranh Lạnh

Sau chiến tranh, 28 nước đã tới St. Moritz tham dự Thế vận hội Mùa đông 1948, trong đó không có Đức và Nhật Bản, vì những vai trò của họ hồi Thế chiến.[9]Thế vận hội Mùa đông 1952Oslo, Na Uy, có 30 quốc gia tham dự.[10]Thế vận hội Mùa đông 1956Cortina d'Ampezzo, Ý, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của Liên Xô; 31 nước tham gia tranh tài.[11]Các Ủy ban Olympic quốc gia của Đông ĐứcTây Đức được đại diện chung bởi một đoàn thể thao Đức duy nhất, điều này được duy trì cho tới 1964.[12]30 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông 1960Squaw Valley, Hoa Kỳ,[13] gồm cả Nam Phi, nước châu Phi đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông.36 nước có đại diện tham gia ở Innsbruck, Áo, tại Thế vận hội Mùa đông 1964.[14]

Thế vận hội Mùa đông 1968Grenoble, Pháp, đánh dấu lần đầu tiên Đông Đức và Tây Đức góp mặt với các đoàn riêng; tổng cộng có 37 nước.[15]Thế vận hội Mùa đông 1972 được tổ chức ở Sapporo, Nhật Bản, là kỳ đại hội đầu tiên diễn ra tại khu vực ngoài châu Âu hay Hoa Kỳ. 35 nước tham dự, trong đó có Philippines, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên góp mặt thi đấu.[16]Thế vận hội Mùa đông quay trở lại Innsbruck vào năm 1976, với sự có mặt của 37 nước.[17]

Lake Placid một lần nữa là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông, vào năm 1980, với 37 quốc gia tham dự.[18]Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần đầu tới với đại hội; đáp trả lại, Trung Hoa Dân Quốc tẩy chay kỳ vận hội này, sau khi đã từng tham gia Olympic Mùa đông vào các năm 1972 và 1976.Sarajevo, Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư là chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 1984, kỳ Olympic chào đón 49 nước tham dự.[19]Puerto RicoQuần đảo Virgin thuộc Mỹ là 2 quốc gia Caribbean đầu tiên tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông.Một vài quốc gia vùng nhiệt đới nữa đã tham gia Thế vận hội Mùa đông 1988, ở Calgary, Alberta, Canada, bao gồm Đội tuyển xe trượt lòng máng Jamaica nổi tiếng.[20]

Những kỳ vận hội gần đây

Các sự kiện hậu Chiến tranh Lạnh của những năm đầu 1990 đã làm tăng mạnh số nước tham dự Thế vận hội. Tại Thế vận hội Mùa đông 1992Albertville, Pháp, Ủy ban Olympic quốc gia của 64 nước có đại diện góp mặt, trong đó có một đoàn vận động viên Đức duy nhất—kết quả của việc Tái thống nhất nước Đức năm 1990—và một Đội tuyển Thống nhất gồm 6 nước cựu cộng hòa Liên bang Xô viết.[21]Các nước Baltic lần đầu tiên độc lập tham gia kể từ năm 1936, và một số cựu quốc gia Nam Tư cũng bắt đầu tham dự với các đoàn riêng vào năm 1992.

Tháng 10 năm 1986, IOC đã bỏ phiếu quyết định chuyển thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa Olympiad mà không tổ chức trùng với Thế vận hội Mùa hè nữa,[22] và thay đổi này được áp dụng từ kỳ Thế vận hội Mùa đông thứ 17 năm 1994 ở Lillehammer, Na Uy. 67 quốc gia đã tham dự, trong đó có các quốc gia cựu Xô viết; Cộng hòa SécSlovakia cũng gửi đi các đoàn riêng biệt.[23]

Thế vận hội Mùa đông tiếp tục phát triển những năm sau đó, với 72 nước tại Thế vận hội Mùa đông 1998Nagano, Nhật Bản,[24] 77 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2002Thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ,[25] 80 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2006Turin, Ý,[26] 82 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver, British Columbia, Canada,[27] 88 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2014Sochi, Nga[28] và số lượng kỷ lục 92 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2018Pyeongchang, Hàn Quốc.[29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_quốc_gia_tham_dự_Thế_vận_hội_Mùa_đông http://globalnews.ca/news/1123578/record-88-nation... http://edition.cnn.com/2006/SPORT/02/13/olympics.g... http://www.sports-reference.com/olympics/countries... //dx.doi.org/10.2307%2F2759241 //www.jstor.org/stable/2759241 http://www.library.la84.org/6oic/OfficialReports/2... http://www.library.la84.org/6oic/OfficialReports/2... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports... http://www.la84foundation.org/6oic/OfficialReports...